Đô thị cổ Việt Nam

3,960,000đ 4,400,000đ
Ưu đãi dành riêng cho khách hàng đặt trước Online:
  • Giữ hàng tại Shop (không mua không sao).
  • Giao hàng miễn phí toàn quốc trong 60 phút.
  • Tư vấn miễn phí 24/7 (cả dịp Lễ, Tết).
  • Bảo hành nhanh tại hơn 200 Shop trên toàn quốc.
  • Đổi trả thoải mái theo nhu cầu..
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia sớm hình thành ở khu vực Đông Nam Á, ven bờ Thái Bình Dương, có sự giao lưu kinh tế; văn hóa với khu vực và cả thế giới từ lâu đời. Dáng vóc văn minh ở đây biểu hiện một mặt là ở các làng xã cổ truyền và mặt khác là ở các đô thị cổ đã sớm có mặt trong lịch sử Việt Nam.
Cho đến nay, nhiều công trình sử học đã đề cập đến sự ra đời của một số đô thị cổ Việt Nam nhưng chưa có công trình nào chuyên khảo về vấn đề này.
Trong chương trình nghiên cứu của mình, từ rất sớm, Viện Sử học đã đề ra việc nghiên cứu về đô thị cổ, song song với việc nghiên cứu về làng xã cổ truyền Việt Nam. Những kết quả ban đầu của nó đã thể hiện trong các công trình xuất bản về lịch sử thủ công nghiệp, về lịch sử ngoại thương Việt Nam, về tiền cổ, về thành cổ Việt Nam… và đặc biệt là về sự ra đời của mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.
Năm 1988; được sự tài trợ của Toyota Foundation; việc nghiên cứu về đô thị cổ Việt Nam tiến thêm được một bước là hoàn thành được công trình này: MỘT CHUYÊN KHẢO VỂ ĐÔ THỊ CỔ VIỆT NAM.
Công trình nhằm khảo tả và giới thiệu 13 đô thị cổ ra đời và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XIX ở Việt Nam về các mặt lịch sử; kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong các đô thị cổ được lựa chọn này, có đô thị đã xuất hiện từ rất sớm, nay đã bị mai một chỉ còn tổn tại như một xóm nhỏ. Có đô thị đã bị mai một hoàn toàn chỉ còn để lại một vài dấu tích trên mặt hoặc trong lòng đất. Nhưng cũng có đô thị tồn tại và liên tục phát triển cho đến ngày nay và trở thành đô thị hiện đại.
Trong công trình này, ngoài phần nghiên cứu; đánh giá tổng quát thì mỗi chuyên đề đều khảo sát về một đô thị nhằm mục tiêu chung là nghiên cứu quá trình đô thị hóa của nó; sự phát triển về kinh tế văn hóa, xã hội; bao gổm cả phong tục, tập quán và lối sống của thị dân có liên quan tới sự phát triển kinh tế hàng hóa và sự ra đời của mẩm mống tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Tất cả đều góp phần tìm hiểu không chỉ lịch sử xã hội Việt Nam mà còn cả lịch sử xã hội cổ truyền của khu vực Đông Nam Á.
Công trình này có sự đóng góp của các chuyên gia ít nhiều có tri thức liên ngành vể sử học; khảo cổ học xã hội học và dân tộc học… Tuy vậy, với thời gian rất có hạn (chỉ trong một năm, theo sự thoả thuận của Viện Sử học thuộc ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) với đại diện của tổ chức Tài trợ của Toyota Foundation) các tác giả đều đã cố gắng rất nhiều cũng chỉ có thể cho ra được một công trình nghiên cứu bước đầu nhằm “lược khảo về các đô thị cổ Việt Nam”. Hy vọng là sẽ có những công trình tiếp theo, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn