Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hoạt động ngoại giao có một vị trí và vai trò rất quan trọng. Việc tìm hiểu các hoạt động đó trong sự phát triển phong phú qua các thời kỳ lịch sử để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để có thể vận dụng kết quả cho hiện tại đó là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Trong đó, những vấn đề về hoạt động ngoại giao dưới triều Nguyễn đã thu hút được sự chú ý của đông đảo học giả trong và ngoài nước. Đã có nhiều công trình đề cập đến các vấn đề về chính sách đối ngoại dưới triều Nguyễn, quan hệ của triều Nguyễn đối với các nước… nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đề cập một cách đầy đủ về những vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802 – 1858. Do vậy, cuốn sách Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 – 1858) của tác giả Trần Nam Tiến đã góp phần bổ khuyết những khoảng trống trên.
Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu; trong đó có những tài liệu gốc, tác giả đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn với các nước phương Tây, chủ yếu là các nước Pháp, Anh, Mỹ trong khoảng thời gian từ khi nhà Nguyễn được thành lập (1802) cho đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858). Qua đó, tác giả đã rút ra những tiền đề đưa đến việc hoạch định đường lối ngoại giao của triều Nguyễn và góp một số đánh giá thỏa đáng hơn về những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong chính sách đối ngoại, cụ thể là trong quan hệ với các nước phương Tây.
Có thể nói, sự phân tích khách quan đã làm tăng độ tin cậy của cuốn sách khi nhìn lại quá khứ và đoán định tương lai. Dựa trên cơ sở những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong hoạt động ngoại giao với các nước phương Tây, tác giả đã rút ra những bài học về quan hệ biện chứng giữa nội trị và ngoại giao, từ đó có thể xây dựng nên những luận cứ khoa học cho đường lối ngoại giao hiện đại của Việt Nam trước yêu cầu hội nhập, mở cửa và tăng cường mở rộng các mối quan hệ quốc tế rộng lớn ngày nay theo tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa hình, độc lập, hợp tác và phát triển”.
Cuốn sách Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 – 1858) của tác giả Trần Nam Tiến có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học; các nhà hoạt động chính trị; các nghiên cứu sinh; sinh viên các trường đại học và các bạn đọc xa gần muốn tìm hiểu về lịch sử ngoại giao Việt Nam nói chung và lịch sử ngoại giao dưới triều Nguyễn nói riêng.
Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu; trong đó có những tài liệu gốc, tác giả đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn với các nước phương Tây, chủ yếu là các nước Pháp, Anh, Mỹ trong khoảng thời gian từ khi nhà Nguyễn được thành lập (1802) cho đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858). Qua đó, tác giả đã rút ra những tiền đề đưa đến việc hoạch định đường lối ngoại giao của triều Nguyễn và góp một số đánh giá thỏa đáng hơn về những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong chính sách đối ngoại, cụ thể là trong quan hệ với các nước phương Tây.
Có thể nói, sự phân tích khách quan đã làm tăng độ tin cậy của cuốn sách khi nhìn lại quá khứ và đoán định tương lai. Dựa trên cơ sở những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong hoạt động ngoại giao với các nước phương Tây, tác giả đã rút ra những bài học về quan hệ biện chứng giữa nội trị và ngoại giao, từ đó có thể xây dựng nên những luận cứ khoa học cho đường lối ngoại giao hiện đại của Việt Nam trước yêu cầu hội nhập, mở cửa và tăng cường mở rộng các mối quan hệ quốc tế rộng lớn ngày nay theo tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa hình, độc lập, hợp tác và phát triển”.
Cuốn sách Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 – 1858) của tác giả Trần Nam Tiến có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học; các nhà hoạt động chính trị; các nghiên cứu sinh; sinh viên các trường đại học và các bạn đọc xa gần muốn tìm hiểu về lịch sử ngoại giao Việt Nam nói chung và lịch sử ngoại giao dưới triều Nguyễn nói riêng.
Nguồn: copy