Sách Di sản văn hóa Chăm đã được xuất bản năm lần vào các năm 2007,2008, 2012, 2014 và 2016. Nhờ sự đón nhận và động viên quý báu của đông đảo bạn đọc xa gần, giờ đây, sách được xuất bản lần thứ sáu. Ở lần Xuất bản này, cùng với một số chỉnh lý, bổ sung về nội dung và hình ảnh, chúng tôi tổ chức ba bản dịch; tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Trong lời giới thiệu cuốn Điêu khắc Chăm, Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông đã viết: “Cùng với tộc Việt và tộc Khmer, tộc Chăm từng đã ở ngọn nguồn của lịch sử dân tộc Việt Nam ngày nay, đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng rất cao, không thua kém bất kỳ nền văn hoá cao đẹp nào thời cố đại và trung cổ ở Dông Nam Á. Nền văn hoá đó là một thành phần khăng khít của văn hoá Việt Nam ngày nay. Trong cuộc đấu tranh lâu dài mà dân tộc Việt Nam tiến hành trong thời đại ngày nay mong cầu một cuộc sống mới tươi đẹp, đồng bào Chăm đã có phần đóng góp tạo nên lịch sử hôm qua và đang sát cánh đồng bào cả nước xúc tiến lao động sáng tạo hôm nay. Lại một lý do nữa để chúng ta nên ra sức nâng cao và mở rộng hiểu biết về người Chăm, là người Chăm nói một thứ tiếng Nam Đảo, như vậy cùng một số ít tộc người khác nữa là một gạch nối liền nước ta và Đông Nam Á hải đảo, mà quan hệ nhiều mặt giữa đôi bên ngày càng trở nên mật thiết”.
Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với các di sản của nền văn hóa Chăm vào năm 1977 khi đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, rồi từ đó đến nay, tôi đã có nhiều dịp khác nữa đến thăm các làng Chăm, các di tích văn hóa của người Chăm ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong 30 năm qua, tôi đã đi và chụp được hơn 7.000 ảnh về di sản văn hóa Chăm trên nhiều lĩnh vực khác nhau: đền tháp, điêu khắc, thành cổ, bia ký, đời sống vật chất, tinh thần…, phản ánh nhiều mặt đời sống xã hội và văn hóa Chăm qua hơn 1000 năm xây dựng và phát triển. Một phần rất nhỏ trong số đó đã được giới thiệu trong các cuốn sách; Điêu khắc Chăm và Du khảo văn hoả Chăm. Tâm nguyện của tôi là muốn được giới thiệu, quảng bá rộng rãi toàn bộ số ảnh này tới công chúng trên mạng. Đến nay, chúng tôi đă hoàn thành bước một là số hóa toàn bộ ảnh. Nhân dịp này tôi chọn một số ảnh mà tôi tâm đắc giới thiệu đến bạn đọc. Tôi biết là màu sắc và thị hiếu thì không ai giống ai, tôi thật lúng túng trong lựa chọn, làm sao để chọn ra được trên 100 tấm trong hơn 7.000 tấm, nên xin bạn đọc thông cảm, ở đây tôi chỉ muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ, trân trọng của bản thân đối với văn hoá Chăm, với cuộc sống tinh thần đa dạng của bà con người Chăm sau mấy chục năm tiếp cận.
Khối tư liệu ảnh Chăm này được hoàn thành là nhờ sự giúp đõ của các cơ quan, các bạn đồng nghiệp, của nhân dân các địa phương, cũng như đã được thừa hưởng những công trình nghiên cứu công phu của các học giả đi trước. Nhân dịp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến tất cả mọi người, đặc biệt Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông, Phó Giáo sư Cao Xuân Phồ, Giáo sư Hà Văn Tấn là những người đã mở đường cho tôi đến với văn hóa Chăm; cám ơn Nhà sử học Lê Văn Lan, ông Nguyễn Duy Chiếm, ông Phạm Ngọc Long, TS Lê Thị Liên, PGS.TS Nguyền Văn Huy, PGS. TS Ngô Vãn Doanh, PGS. Diệp Đình Hoa, GS. Andrew Hardy, TS. Lưu Hùng, TS. Lê Đình Phụng, TS. Trần Đoàn Lâm, ông Jaya Amil Apuei (Sử Văn Ngọc), bà Trần Thị Lan Anh, bà Văn Thị Thanh Bình, nhà báo Lê Minh Phượng, ông Lê Văn Thao, ông Nguyễn Lê Dũng, ông Nguyễn Thanh Hà, TS. Nguyễn Thanh Liêm, Họa sĩ Đằng Năng Thọ, Nhà xuất bản Thế Giới và tất cả bạn bè, người thân đã họp tác và giúp đỡ tôi nhiều trong việc nghiên cứu, điền dã và ra những ấn phẩm về văn hóa Chăm.
Mong rằng rồi đây độc giả có thế tìm được những thông tin hữu ích và thưởng thức nét đẹp văn hoá Chăm trên mạng mà chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng.
Trong lời giới thiệu cuốn Điêu khắc Chăm, Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông đã viết: “Cùng với tộc Việt và tộc Khmer, tộc Chăm từng đã ở ngọn nguồn của lịch sử dân tộc Việt Nam ngày nay, đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng rất cao, không thua kém bất kỳ nền văn hoá cao đẹp nào thời cố đại và trung cổ ở Dông Nam Á. Nền văn hoá đó là một thành phần khăng khít của văn hoá Việt Nam ngày nay. Trong cuộc đấu tranh lâu dài mà dân tộc Việt Nam tiến hành trong thời đại ngày nay mong cầu một cuộc sống mới tươi đẹp, đồng bào Chăm đã có phần đóng góp tạo nên lịch sử hôm qua và đang sát cánh đồng bào cả nước xúc tiến lao động sáng tạo hôm nay. Lại một lý do nữa để chúng ta nên ra sức nâng cao và mở rộng hiểu biết về người Chăm, là người Chăm nói một thứ tiếng Nam Đảo, như vậy cùng một số ít tộc người khác nữa là một gạch nối liền nước ta và Đông Nam Á hải đảo, mà quan hệ nhiều mặt giữa đôi bên ngày càng trở nên mật thiết”.
Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với các di sản của nền văn hóa Chăm vào năm 1977 khi đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, rồi từ đó đến nay, tôi đã có nhiều dịp khác nữa đến thăm các làng Chăm, các di tích văn hóa của người Chăm ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong 30 năm qua, tôi đã đi và chụp được hơn 7.000 ảnh về di sản văn hóa Chăm trên nhiều lĩnh vực khác nhau: đền tháp, điêu khắc, thành cổ, bia ký, đời sống vật chất, tinh thần…, phản ánh nhiều mặt đời sống xã hội và văn hóa Chăm qua hơn 1000 năm xây dựng và phát triển. Một phần rất nhỏ trong số đó đã được giới thiệu trong các cuốn sách; Điêu khắc Chăm và Du khảo văn hoả Chăm. Tâm nguyện của tôi là muốn được giới thiệu, quảng bá rộng rãi toàn bộ số ảnh này tới công chúng trên mạng. Đến nay, chúng tôi đă hoàn thành bước một là số hóa toàn bộ ảnh. Nhân dịp này tôi chọn một số ảnh mà tôi tâm đắc giới thiệu đến bạn đọc. Tôi biết là màu sắc và thị hiếu thì không ai giống ai, tôi thật lúng túng trong lựa chọn, làm sao để chọn ra được trên 100 tấm trong hơn 7.000 tấm, nên xin bạn đọc thông cảm, ở đây tôi chỉ muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ, trân trọng của bản thân đối với văn hoá Chăm, với cuộc sống tinh thần đa dạng của bà con người Chăm sau mấy chục năm tiếp cận.
Khối tư liệu ảnh Chăm này được hoàn thành là nhờ sự giúp đõ của các cơ quan, các bạn đồng nghiệp, của nhân dân các địa phương, cũng như đã được thừa hưởng những công trình nghiên cứu công phu của các học giả đi trước. Nhân dịp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến tất cả mọi người, đặc biệt Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông, Phó Giáo sư Cao Xuân Phồ, Giáo sư Hà Văn Tấn là những người đã mở đường cho tôi đến với văn hóa Chăm; cám ơn Nhà sử học Lê Văn Lan, ông Nguyễn Duy Chiếm, ông Phạm Ngọc Long, TS Lê Thị Liên, PGS.TS Nguyền Văn Huy, PGS. TS Ngô Vãn Doanh, PGS. Diệp Đình Hoa, GS. Andrew Hardy, TS. Lưu Hùng, TS. Lê Đình Phụng, TS. Trần Đoàn Lâm, ông Jaya Amil Apuei (Sử Văn Ngọc), bà Trần Thị Lan Anh, bà Văn Thị Thanh Bình, nhà báo Lê Minh Phượng, ông Lê Văn Thao, ông Nguyễn Lê Dũng, ông Nguyễn Thanh Hà, TS. Nguyễn Thanh Liêm, Họa sĩ Đằng Năng Thọ, Nhà xuất bản Thế Giới và tất cả bạn bè, người thân đã họp tác và giúp đỡ tôi nhiều trong việc nghiên cứu, điền dã và ra những ấn phẩm về văn hóa Chăm.
Mong rằng rồi đây độc giả có thế tìm được những thông tin hữu ích và thưởng thức nét đẹp văn hoá Chăm trên mạng mà chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng.
Nguồn: copy