Cuốn sách nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và cụ thể hoàn cảnh, nguyên nhân ra đời, các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim, để đi tới những cách đánh giá mới về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của nó.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của những nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài, tác giả đã cố gắng khai thác những nguồn sử liệu có liên quan, như các tài liệu lưu trữ về Nội các Trần Trọng Kim, các báo và tạp chí xuất bản năm 1945 ở Việt Nam và hồi ký, hồi tưởng của một số nhân chứng lịch sử.
Cuốn sách gồm có ba chương:
Chương I: Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của nội các Trần Trọng Kim, tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, nhất là các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam, vấn đề này còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Ở đó, Nội các Trần Trọng Kim được trình bày như thể nó đột ngột “hiện ra” sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp (9-3-1945). Trong công trình này, sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim, trái lại, được đặt trong một bối cảnh rộng lớn của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai để xem xét và phân tích. Dựa trên nguồn tài liệu do các nhà nghiên cứu Nhật Bản cung cấp, tác giả chỉ ra rằng sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim là sự hiện thực hóa một trong các phương án thống trị Việt Nam của phát xít Nhật, hơn nữa phương án này đã được chuẩn bị khá kỹ càng từ khoảng gần hai năm trước khi cuộc đảo chính Nhật – Pháp xảy ra. Xa hơn, tác giả cho rằng, sở dĩ phương án Bảo Đại – Trần Trọng Kim được người Nhật lựa chọn, trong khi các phương án khác bị họ loại bỏ, là do kết quả tác động của nhiều yếu tố, trong đó có hệ quả của chính sách chiếm đóng Đông Dương của người Nhật từ tháng 9-1940, của diễn biến mau lẹ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, của sự phát triển của các nhóm “dân tộc chủ nghĩa thân Nhật” ở Việt Nam, và đặc biệt, của cả sự phát triển của phong trào cứu quốc do Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo.Kết quả nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở để trình bày và phân tích các vấn đề ở chương II và chương III.
Chương II: Sự ra đời và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim, nghiên cứu và trình bày chi tiết các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim từ khi nó chính thức được Hoàng đế Bảo Đại phê chuẩn (ngày 17-4-1945) cho tới phiên họp cuối cùng của nó (vào ngày 23-8-1945). Đây cũng là vấn đề mới chỉ được trình bày khá giản lược trong các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và ở nước ngoài. Trên cơ sở phối hợp khai thác thông tin từ nhiều nguồn sử liệu, tác giả đã trình bày những vấn đề trên một cách cụ thể, nêu rõ kết quả và tác động của từng chủ trương, chính sách và từng hoạt động chính của Nội các. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc phân tích, đánh giá về Nội các Trần Trọng Kim ở Chương III.
Chương III: Về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim, tập trung trình bày kỹ những cách đánh giá khác nhau về Nội các Trần Trọng Kim. Để đảm bảo một sự công bằng nhất định với lịch sử của Nội các, tác giả có dành cho “tiếng nói của những người trong cuộc” một không gian nhất định. Tiếp đó, lần lượt trình bày ý kiến đánh giá, nhận định của giới nghiên cứu phương Tây, Nhật Bản và Việt Nam về đối tượng nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan, tác giả chỉ nêu ra những nhận định và đánh giá của người đi trước mà không bình luận gì thêm, trừ khi thật cần thiết. Cuối cùng là đề xuất cách đánh giá mới về bản chất, vai trò, những đóng góp tích cực và những hạn chế của Nội các Trần Trọng Kim, trên cơ sở đó nêu ý kiến đánh giá về địa vị lịch sử của Nội các này và hệ thống chính quyền bản xứ do nó lãnh đạo.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của những nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài, tác giả đã cố gắng khai thác những nguồn sử liệu có liên quan, như các tài liệu lưu trữ về Nội các Trần Trọng Kim, các báo và tạp chí xuất bản năm 1945 ở Việt Nam và hồi ký, hồi tưởng của một số nhân chứng lịch sử.
Cuốn sách gồm có ba chương:
Chương I: Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của nội các Trần Trọng Kim, tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, nhất là các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam, vấn đề này còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Ở đó, Nội các Trần Trọng Kim được trình bày như thể nó đột ngột “hiện ra” sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp (9-3-1945). Trong công trình này, sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim, trái lại, được đặt trong một bối cảnh rộng lớn của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai để xem xét và phân tích. Dựa trên nguồn tài liệu do các nhà nghiên cứu Nhật Bản cung cấp, tác giả chỉ ra rằng sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim là sự hiện thực hóa một trong các phương án thống trị Việt Nam của phát xít Nhật, hơn nữa phương án này đã được chuẩn bị khá kỹ càng từ khoảng gần hai năm trước khi cuộc đảo chính Nhật – Pháp xảy ra. Xa hơn, tác giả cho rằng, sở dĩ phương án Bảo Đại – Trần Trọng Kim được người Nhật lựa chọn, trong khi các phương án khác bị họ loại bỏ, là do kết quả tác động của nhiều yếu tố, trong đó có hệ quả của chính sách chiếm đóng Đông Dương của người Nhật từ tháng 9-1940, của diễn biến mau lẹ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, của sự phát triển của các nhóm “dân tộc chủ nghĩa thân Nhật” ở Việt Nam, và đặc biệt, của cả sự phát triển của phong trào cứu quốc do Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo.Kết quả nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở để trình bày và phân tích các vấn đề ở chương II và chương III.
Chương II: Sự ra đời và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim, nghiên cứu và trình bày chi tiết các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim từ khi nó chính thức được Hoàng đế Bảo Đại phê chuẩn (ngày 17-4-1945) cho tới phiên họp cuối cùng của nó (vào ngày 23-8-1945). Đây cũng là vấn đề mới chỉ được trình bày khá giản lược trong các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và ở nước ngoài. Trên cơ sở phối hợp khai thác thông tin từ nhiều nguồn sử liệu, tác giả đã trình bày những vấn đề trên một cách cụ thể, nêu rõ kết quả và tác động của từng chủ trương, chính sách và từng hoạt động chính của Nội các. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc phân tích, đánh giá về Nội các Trần Trọng Kim ở Chương III.
Chương III: Về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim, tập trung trình bày kỹ những cách đánh giá khác nhau về Nội các Trần Trọng Kim. Để đảm bảo một sự công bằng nhất định với lịch sử của Nội các, tác giả có dành cho “tiếng nói của những người trong cuộc” một không gian nhất định. Tiếp đó, lần lượt trình bày ý kiến đánh giá, nhận định của giới nghiên cứu phương Tây, Nhật Bản và Việt Nam về đối tượng nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan, tác giả chỉ nêu ra những nhận định và đánh giá của người đi trước mà không bình luận gì thêm, trừ khi thật cần thiết. Cuối cùng là đề xuất cách đánh giá mới về bản chất, vai trò, những đóng góp tích cực và những hạn chế của Nội các Trần Trọng Kim, trên cơ sở đó nêu ý kiến đánh giá về địa vị lịch sử của Nội các này và hệ thống chính quyền bản xứ do nó lãnh đạo.
Nguồn: copy